Nếu bạn là khách du lịch thường đi đến các tỉnh thuộc khu vực miền trung, nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh. Thì chắc chắn ít nhiều gì bạn cũng từng nghe qua một loại quả xuất hiện phổ biến trong những cuộc hội thoại của dân địa phương, đó là quả khu mấn. Vậy bạn có hiểu quả khu mấn là gì không? Liệu rằng nó có phải là loại trái cây đặc sản ở xứ nghệ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để phổ cập kiến thức bổ ích cho mình nhé!
Quả khu mấn là gì? Theo phương ngữ (tiếng địa phương) của người Nghệ An, từ “khu” có nghĩa là mông, còn từ “mấn” mang nghĩa là váy. Khi ghép lại sẽ thành cụm từ “quả mông váy”. Đây không phải là tên của một loại trái cây như nhiều người vẫn nghĩ. Thực chất, “Quả khu mấn” hay còn gọi “trấy khu mấn” là dạng tiếng lóng, thường được người dân xứ Nghệ sử dụng nhằm mục đích trêu chọc hay dè bỉu một ai đó.
Ý nghĩa của quả khu mấn là gì?
Có thể bạn đã biết, ngôn ngữ và giọng nói tiếng miền Trung, đặc biệt là ở các tỉnh thành như Nghệ An và Hà Tĩnh, luôn được đánh giá là khó nghe và khó hiểu. Đa phần những người từ tỉnh khác lần đầu đặt chân đến nơi này đều cảm thấy hoang mang, bỡ ngỡ vì không hiểu người dân địa phương đang nói gì.
Dẫn đến không ít tình huống “dở khóc, dở cười”, khiến cho cả người nghe lẫn người nói đều rơi vào trạng thái ngại ngùng, e thẹn và xấu hổ. Thậm chí, có khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn chỉ vì sự hiểu lầm không đáng.
Bởi lẽ, từ ngữ miền Trung rất đa dạng và phong phú. Có rất nhiều từ vựng khi vừa nghe qua thì cứ tưởng như một món đồ vật nào đó. Nhưng bản chất thật của nó lại mang nghĩa bóng, chứa đựng hàm ý sâu xa. Tiêu biểu như “quả khu mấn” là một cụm từ khá thông dụng, thường được nhắc đến trong những cuộc giao tiếp đời thường ở xứ Nghệ.
Vậy quả khu mấn là gì? Theo tiếng địa phương ở Nghệ An và Hà Tĩnh, từ “khu” có nghĩa là mông, còn từ “mấn” nghĩa là váy. Ghép chúng lại với nhau tạo thành cụm từ “quả mông váy”. Khi mới nghe qua sẽ khiến cho nhiều người liên tưởng đến đây chỉ là loại hoa quả bình thường. Tuy nhiên, “quả khu mấn” hay còn gọi là “trấy khu mấn” hoàn toàn là loại quả không có thật. Nói đúng hơn thì nó không phải trái cây như bạn vẫn nghĩ đâu.

Thực chất, chúng là tiếng lóng thường được dân Nghệ An và Hà Tĩnh sử dụng nhằm mục đích đùa giỡn, trêu ghẹo hay châm chọc, chê bai người khác. Ngụ ý khi chê một ai đó là “đã đen lại còn xấu”. Ngoài ra, từ “khu mấn” còn có nghĩa khác là “không có gì đó” hoặc “nghèo”. Sau đây là ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn về từ này:
– Ngữ cảnh 1:
Người A: Bạn thấy cái váy tớ may có đẹp không?
Người B: Trông cứ như cái khu mấn ấy.
Trong ngữ cảnh này là người B đang có ý chê bai cái váy của người A may không đẹp.
– Ngữ cảnh 2:
Người A: Nghe nói gia đình bạn giàu có lắm đúng không?
Người B: Giàu cái khu mấn ấy.
Từ “khu mấn” trong ngữ cảnh này ý nói là nhà nghèo, không có giàu.
Tại sao dân xứ Nghệ hay trêu nhau bằng cụm từ “trấy khu mấn”?
Đọc đến đây, chắc hẳn sẽ có nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao “quả khu mấn” lại là ngôn từ “đặc sản” của người dân xứ Nghệ. Cái gì nó cũng có lý do và nguồn gốc cả! Thực ra, đằng sau ý nghĩa của từ này là cả một câu chuyện thú vị mà bạn vẫn chưa biết thôi!
Câu chuyện bắt đầu vào những năm 1960 và 1970, tại các vùng thôn quê thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh (hiện nay đã tách thành hai tỉnh là Nghệ An và Hà Tĩnh), sau khi những cô gái hay phụ nữ lớn tuổi làm việc đồng áng, lao động vất vả sẽ ngồi quây quần lại với nhau để trò chuyện, tán gẫu nhằm xua tan đi sự mệt mỏi. Thế nhưng, họ thường chọn ngồi bệt trên nền cỏ, vệ đường, bãi đất trống, bãi cát, dẫn đến phần mông bị dính phải bụi bẩn, đất cát.

Bởi vì làm việc nặng nhọc, cơ thể mỏi mệt, đuối sức, nên họ cũng không quan tâm quá nhiều vào chỗ ngồi có sạch sẽ hay không. Đối với họ, miễn sao có chỗ đặt mông xuống nghỉ ngơi là được, không cần quá cầu kỳ. Đồng thời, do ngồi trong thời gian lâu, nên lớp vải phủ bên ngoài mông bị bám đất bùn dày cộm, tạo thành các mảng dơ trên váy. Chính vì lẽ đó mà từ “khu mấn” ra đời để ám chỉ đến phần mông váy vừa xấu, vừa đen nhẻm và bẩn thỉu.
Tìm hiểu về những phương ngữ miền Trung xuất hiện phổ biến
Bên cạnh cụm từ “trấy khu mấn” ra, thì người Nghệ Tĩnh còn có rất nhiều từ ngữ địa phương mang một nét đặc trưng riêng biệt, độc lạ. Đảm bảo sẽ khiến cho bạn không khỏi bàng hoàng và lạ lẫm lắm đấy. Vì thế, bạn nên phổ cập thêm những phương ngữ miền Trung phổ biến để tránh hoang mang và hiểu lầm khi đến đây du lịch nhé!

Đại từ nhân xưng
– Tau: tao, tớ.
– Mi: mày.
– Bọn tau: bọn tao, bọn tớ.
– Bọn mi: bọn mày.
– Bây (bọn): các bạn.
– Choa: chúng nó.
– Hấn: hắn, nó.
– Ki, kí, cấy: cái. (Ví dụ: ki chi, kí chi, cấy chi = cái gì).
Động từ
– Bổ: ngã. (Ví dụ: trèo cây bị bổ = trèo cây bị ngã).
– Bứt: bẻ. (Ví dụ: bứt cành cây = bẻ cành cây).
– Chưởi: chửi. (Ví dụ: chưởi mắng = chửi mắng).
– Đút: đốt. (Ví dụ: bị muỗi đút = bị muỗi đốt).
– Đập chắc: đánh nhau. (Ví dụ: bọn tau đang đập chắc = bọn tao đang đánh nhau).
– Dắc: dắt. (Ví dụ: dắc con tru về nhà = dắt con trâu về nhà).
– Gưởi/ gởi: gửi. (Ví dụ: gưởi quà = gửi quà).
– Hun: hôn. (Ví dụ: hun môi = hôn môi).
– Mần: làm. (Ví dụ: mần kí chi = làm cái gì).
– Vô: vào. (Ví dụ: đi vô = đi vào).
– Nhởi: chơi. (Ví dụ: đi nhởi không = đi chơi không).
– Cắm: cắn (Ví dụ: cắm miếng dưa= cắn miếng dưa).
– Dồi: ném (Ví dụ: dồi cấy đòn = ném cái ghế).
Danh từ
– Chạc = sợi dây.
– Con du = con dâu.
– Cấy đọi: cái bát.
– Khu: mông.
– Trục cúi: đầu gối.
– Cấy chủi: cái chổi.
– Con tru: con trâu.
– Cấy mấn: cái váy.
– Cấy: cái.
– Cấy đọt: cái chén.
– Nác: nước.
– Con đàng: con đường.
– Cấy cươi: cái sân.
– Cấy vung/ vàng: cái nắp nồi.
– Cấy chóe: cái chum.
– Cấy đòn: cái ghế.
– Cù cu: bồ câu.
– Con trùn: con giun.
Tính từ
– Rầy/ rì/ trơi: xấu hổ. (Ví dụ: tau nghe rầy mi nạ = tao thấy xấu hổ mày ạ).
– Lớp tớp: nhanh nhảu, đoảng (Ví dụ: “Thằng nớ chạy xe lớp tớp” ý nói thằng kia chạy xe không cẩn thận).
– Nậy: lớn (Ví dụ: dạo này nậy ri= dạo này lớn thế).
– Xắt mấn: hậu đậu, vô tích sự. (Ví dụ: “Mi là đồ xắt mấn” ý nói mày là người vô dụng, không được tích sự gì).
– Cọt: còi cọc, ốm, không chịu lớn, nhỏ con. (Ví dụ: “Thằng bé cọt quá” ý nói thằng bé còi cọc, ốm nhom).
– Sọi: đẹp, chất lượng. (Ví dụ: cấy mấn sọi ri = cái váy đẹp thế).
– Túi: tối. (Ví dụ: túi ni = tối nay).
– Su: sâu. (Ví dụ: cấy ao ni su ri = cái ao này sâu thế).
– Ngái: xa. (Ví dụ: về quê mi ngái quá = Về quê mày xa quá).
– Cảy: sưng. (Ví dụ: cái chân bị cảy = cái chân bị sưng).
– Dẹp: lép. (Ví dụ: hạt lúa dẹp = hạt lúa bị lép)
– Hại: Sợ, sợ sệt, hãi hùng. (Ví dụ: tau hại = tau sợ).
Thán từ
– Mô: đâu, nào. (Ví dụ: mi đi mô đó = mày đi đâu đó).
– Ni: này. (Ví dụ: cấy ni là cấy chi = cái này là cái gì).
– Tề: kìa. (Ví dụ: trăng lên rồi tề = trăng lên rồi kìa).
– Bữa ni: bữa nay. (Ví dụ: bữa ni trời sọi = bữa nay trời đẹp).
– Chi: gì. (Ví dụ: cấy chi = cái gì).
– Ri: thế này. (Ví dụ: ri là răng = thế này là sao?).
– Rứa: thế. (Ví dụ: cấy chi rứa = cái gì thế).
– Nớ: ấy. (Ví dụ: bữa nớ = bữa ấy).
– Hầy: nhỉ. (Ví dụ: áo xinh hầy = áo xinh nhỉ).
– Nhứt: nhất. (Ví dụ: đẹp nhứt = đẹp nhất).
– Nỏ: không. (Ví dụ: tau nỏ biết = tao không biết).
– Rành: rất. (Ví dụ: con học rành giỏi = con học rất giỏi).
– A ri: như thế này. (Ví dụ: a ri là răng = như thế này là sao).
– Răng: sao. (Ví dụ: răng rứa = sao thế).
Trên đây đã giải đáp một cách chi tiết về quả khu mấn là gì? Cùng với đó là lý giải một số phương ngữ thông dụng ở các tỉnh miền Trung. Hy vọng rằng, thông qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết này, có thể giúp bạn được học hỏi thêm nhiều từ ngữ địa phương mới lạ và trở nên sành sỏi hơn khi giao tiếp với người dân xứ Nghệ.