Sân si là gì? Tìm hiểu ý nghĩa thực sự của bản tính sân si

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường nghe hoặc gặp phải những người có bản tính sân si. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm và nguồn gốc của từ sân si là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản tính sân si thực sự là như thế nào và cách giúp chúng ta bớt đi bản tính sân si với người khác.

Sân si là gì? Theo ý nghĩa thông dụng nhất thì sân si được dùng để nói về những người có bản tính hay ganh tị, thù hằn, thích so đo hơn thua với mọi người. Họ luôn cảm thấy đố kỵ và ganh ghét trước những thành công của người khác. Còn trong triết lý nhà Phật thì bản tính tham sân si cũng được cho là một bản tính xấu và là nguồn gốc của sự đau khổ của con người.

Sân si là gì?

Chúng ta thường hay nghe nhiều người dùng từ “sân si” trong giao tiếp hàng ngày, có thể dùng với mục đích mỉa mai ai đó hoặc cũng có thể dùng với ý đùa vui. Nhưng liệu có ai thực sự hiểu s nghĩa của từ sân si là gì không? Theo trong từ điển, sân si là một tính từ, chỉ một người có tính cách dễ nổi nóng, cáu bẳn, hay thù hằn và thích so đo hơn thua với người khác. Họ còn có bản tính ganh tị với những thành công mà người khác đạt được.

Trong đó, từ “sân” sẽ được hiểu với ý nghĩa là sự tức giận, nóng giận, thậm chí dẫn đến sự thù hằn với người khác khi họ không làm vừa lòng mình. Còn từ “si” sẽ mang ý nghĩa là sự mê muội, cố chấp, suy nghĩ theo cảm tính mà không biết phân định đúng – sai. Không biết việc nào tốt, việc nào xấu nên thường gây ra những việc có hại cho bản thân và người khác.

Nhìn chung, người sân si là người dễ nổi nóng, hay ganh tị và luôn cảm thấy khó chịu với những gì mà người khác có được. Vì thế, họ sẽ thường tỏ ra thái độ cáu gắt, mỉa mai, buông những lời nói khích đểu với người hơn mình. Thậm chí, họ sẽ không từ thủ đoạn để hơn thua và đạt được điều mình muốn.

Bản tính sân si là gì?
Sân si là gì? Đây là một từ ngữ chỉ những người có bản tính dễ nổi nóng, cáu gắt, thích thù hằn và hay so đo hơn thua với người khác.

Tìm hiểu về nguồn gốc của sân si

Mặc dù, từ “sân si” là một tính từ miêu tả một dạng tính cách của con người, tuy nhiên từ ngữ này lại có nguồn gốc từ triết lý của nhà Phật. Cụ thể là trong triết lý nhà Phật, khái niệm đầy đủ của nó là “tham – sân – si”, là những bản tính mà Phật pháp khuyên răn chúng ta nên từ bỏ để có được một cuộc sống bớt đau khổ hơn.

Trong đó, “tham” chính là sự tham lam luôn tồn tại trong mỗi con người chúng ta, sự tham lam ở đây nói về rất nhiều khía cạnh như tiền tài, danh vọng, vật chất và sắc dục. Đây là bản tính khiến con người ham muốn những điều mình không có mà người khác có. Từ đó, sinh ra sự đố kỵ và sân si.

Khi bản tính sân si trổi dậy thì con người sẽ không từ một thủ đoạn nào để đạt được điều mà mình muốn, để thỏa mãn cho lòng tham của mình. Cũng chính vì cứ mãi luẩn quẩn trong vòng xoay “tham – sân – si” nên con người sẽ không bao giờ thấy đủ và hài lòng với hiện tại. Từ đó, dẫn đến sự đau khổ trong cuộc sống và không bao giờ cảm thấy bình an.

Sân si là gì trong mỗi con người?
Người có tính sân si lúc nào cũng đem lòng đố kỵ và ganh ghét với những gì mà người khác đạt được.

Sân si mang ý nghĩa như thế nào trên facebook?

Nếu là người thường xuyên lướt các trang mạng xã hội như facebook thì chắc hẳn chúng ta sẽ thấy nhiều bạn trẻ ngày nay rất thích dùng từ “sân si” trong những cuộc trò chuyện với nhau. Thường thì các bạn trẻ sử dụng từ này với mục đích trêu đùa và châm chọc, với ý nói về một người hay xen vào chuyện người khác hay nói thẳng ra là thích chõ mõm vào chuyện người khác. Nhưng lại không hiểu rõ nguồn cơn sự việc mà cứ thích nói nhăng nói cuội.

Chúng ta có thể thấy, ý nghĩa của từ “sân si” mà giới trẻ thường hay dùng trên các trang mạng xã hội mang ý nghĩa không giống với ý nghĩa gốc, nó có phần nhẹ nhàng hơn. Nhưng dù là mang ý nghĩa như thế nào thì sân si vẫn là một bản tính xấu mà con người cần phải sửa đổi và loại bỏ hoàn toàn.

Phải làm sao để bỏ đi bản tính sân si?

Có thể nói, sân si là một bản tính xấu luôn tồn tại trong mỗi chúng ta, có thể đôi khi chúng ta sân si với một ai đó mà ngay cả bản thân mình cũng không nhận ra. Và rồi cứ thế, bản tính sân si ngày càng lớn dần, trở thành một thói quen trong tiềm thức. Điều này khiến chúng ta luôn mang lòng đố kỵ và không hài lòng với chính cuộc sống của mình. Đó chính là sự đau khổ mà tự bản thân chúng ta chuốc lấy.

Vì thế, muốn có được một cuộc sống an nhàn, bình yên và hạnh phúc thì chúng ta cần phải loại bỏ ngay “tham – sân – si” đang tồn tại trong người. Vậy làm sao để loại bỏ nó, hãy tham khảo ngay những cách sau đây:

-Nắm rõ được những tác hại mà sự đố kỵ, sân si sẽ mang đến cho bản thân chúng ta và những người xung quanh là gì? Bạn phải hiểu rõ, đây là một loại tính cách tiêu cực, vì thế nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và mọi người.

-Cần tự nhận thấy rằng, mỗi con người là mỗi cá thể khác nhau, có một hệ quy chiếu khác nhau. Vì thế, đừng so đo hay ganh tị với những điều mà người khác có được nhưng bản thân mình lại không có. Chúng ta không giống với bất kỳ ai, vì thế chúng ta cần phải tự hào về chính bản thân mình và những điều mình đạt được, chứ đừng “đứng núi này mà trông núi kia”.

-Bạn cần học cách tôn trọng những thành công mà người khác đạt được và lấy đó làm mục tiêu để bản thân phấn đấu hơn, thay vì là cứ ngồi ganh ghét và so đo.

Nguồn gốc của sân si là gì?
Để bỏ đi bản tính sân si chúng ta cần học cách tôn trọng thành công của người khác.

-Coi trọng quá trình hơn là thành quả và đừng bao giờ so sánh thành quả của mình với thành quả của người khác. Vì mỗi người có một quá trình phấn đấu khác nhau nên đích đến cũng sẽ khác nhau. Bạn nên trân trọng quá trình cố gắng để đạt được thành quả của bản thân và hãy tự hào về điều đó, thì bạn sẽ không còn cảm thấy sân si hay đố kỵ với thành quả của người khác.

Hy vọng rằng, sau khi đọc xong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản tính sân si là gì. Đây là một tính cách tiêu cực, chỉ mang đến sự khổ đau cho chính bản thân chúng ta. Vì thế, hãy học cách sống không “tham – sân – si” để tìm thấy được bình yên và hạnh phúc trong cuộc sống nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *